Bài nó không xuống dòng, e chịu khó copy về rồi tự tách đoạn nha
http://luanvan.co/luan-van/hoan-thien-mot-so-quy-dinh-cua-bo-luat-to-tung-hinh-su-ve-thu-tuc-rut-gon-7781/
Hoàn thiện một
số quy định của bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục rút gọn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thủ tục rút gọn
là một trong những thủ tục đặc biệt được quy định trong BLTTHS năm 2003. So với
thủ tục thông thường, thủ tục này có một số điểm khác biệt, đó là: Quy định về
thời hạn tiến hành tố tụng đã được rút ngắn đáng kể; một số thủ tục tố tụng đã
được giản lược để việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng mà vẫn đảm bảo
cho việc giải quyết vụ án đúng đắn, khách quan. Quy định về thủ tục rút gọn đã
xác lập cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng một
số lượng lớn các vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ
đơn giản, rõ ràng, việc điều tra truy tố, xét xử không mất nhiều thời gian mà từ
trước đến nay vẫn được giải quyết theo thủ tục thông thường, góp phần hạn chế
lượng án tồn đọng hàng năm tại các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương (chủ
yếu là ở cấp huyện).
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của
BLTTHS về thủ tục này, chúng tôi thấy vẫn còn một số vấn đề cần trao đổi để tiếp
tục hoàn thiện chế định pháp luật rất tiến bộ này.
1. Cần sửa đổi
quy định của Điều 320 và Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự về việc quyết định áp
dụng thủ tục rút gọn và việc tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố Điều 319
BLTTHS quy định thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau
đây: - Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; - Sự việc phạm tội đơn
giản, chứng cứ rõ ràng; - Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; -
Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng; Theo tinh thần của Điều 318,
chương 34 BLTTHS năm 2003, khi xét xử những vụ án có các điều kiện quy định tại
Điều 319 thì việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm được áp dụng theo quy định
của chương này, đồng thời theo những quy định khác của BLTTHS không trái với những
quy định của chương này. Về việc quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, khoản 1 Điều
320 BLTTHS quy định: “Sau khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của cơ quan điều tra
hoặc xét thấy vụ án có đủ các điều kiện quy định tại Điều 319 của Bộ luật này,
Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn”. Quy định như trên
có nghĩa là, chỉ khi đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự, dựa vào các tài liệu
đã thu thập được, Viện kiểm sát mới có điều kiện để xem xét, xác định vụ án có
đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn hay không? Thông thường, đối với những
vụ án loại này, cùng với việc ra quyết định khởi tố vụ án, cơ quan có thẩm quyền
đã có đủ căn cứ để ra ngay quyết định khởi tố bị can, do đó càng tạo điều kiện
thuận lợi cho việc quyết định có áp dụng hay không áp dụng thủ tục rút gọn được
chính xác.
Tuy nhiên,
theo quy định tại khoản 1 Điều 320 BLTTHS, chỉ cần có quyết định khởi tố vụ án
là Viện kiểm sát đã có thể xem xét để quyết định áp dụng thủ tục rút gọn mà
chưa cần phải có quyết định khởi tố bị can. Còn trong khoản 2 Điều 320 lại quy
định: “Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn phải được gửi cho cơ quan điều tra và
bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra
quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Theo quy định tại Điều BLTTHS, quyết định
khởi tố bị can phải được gửi cho viện kiểm sát để xét phê chuẩn, nếu viện kiểm
sát không phê chuẩn thì không thể tiến hành điều tra đối với bị can vì thực tế
sẽ không có bị can. Như vậy, trong khoảng thời hạn 24 giờ từ thời điểm ra quyết
định áp dụng thủ tục rút gọn, liệu có hoàn thành được thủ tục khởi tố bị can,
phê chuẩn quyết định khởi tố bị can để có thể giao quyết định áp dụng thủ tục
rút gọn cho bị can, đại diện hợp pháp của họ như quy định của điều luật hiện
hành không? Theo chúng tôi, điều này là khó thực hiện được hoặc không cần thiết
phải làm như vậy mà nên quy định sau khi có quyết định khởi tố vụ án, cơ quan
điều tra ra ngay quyết định khởi tố bị can rồi mới đề nghị viện kiểm sát áp dụng
thủ tục rút gọn. Nghĩa là trước khi ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn,
ngoài quyết định khởi tố vụ án đã có quyết định khởi tố bị can, viện kiểm sát
quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đồng thời với việc phê chuẩn quyết định khởi
tố bị can. Do vậy, khoản 1 Điều 320 cần phải được bổ sung cho rõ ràng theo hướng
là sau khi ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cơ quan điều tra đề nghị
viện kiểm sát ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Ngoài ra, vì thời hạn điều
tra theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 321chỉ có 12 ngày kể từ ngày
ra quyết định khởi tố vụ án, chứ không phải từ ngày viện kiểm sát quyết định áp
dụng thủ tục rút gọn. Vì vậy, cần phải quy định một thời hạn rất ngắn để Viện
kiểm sát nghiên cứu để ra quyết định này, nhằm đảm bảo đủ thời gian để tiến
hành các hoạt động điều tra xác định chính xác tội phạm, người phạm tội. Theo
chúng tôi cần bổ sung vào Điều 320 một khoản về thời hạn Viện kiểm sát xem xét
để ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hay không áp dụng thủ tục này theo đề
nghị của cơ quan điều tra, khoảng thời gian này là 24 giờ kể từ khi nhận được đề
nghị của cơ quan điều tra cùng các tài liệu khác có liên quan. Việc áp dụng thủ
tục rút gọn, ngoài việc đơn giản hoá quá trình tố tụng (thủ tục tố tụng) còn
rút ngắn thời hạn tiến hành tố tụng nhằm giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Toà án giải quyết nhanh chóng vụ án, cho nên cũng cần thiết phải có quy định
phù hợp giúp bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhất là
đảm bảo quyền bào chữa. Do vậy, bị can, người đại diện hợp pháp của họ cần được
giải thích rõ ràng và kịp thời về thủ tục rút gọn để họ biết những quyền và
nghĩa vụ của mình. Nếu họ không được giải thích đầy đủ về thủ tục rút gọn có thể
dẫn đến tình trạng không tin tưởng vào năng lực, trình độ của người tiến hành tố
tụng hay các quyền lợi của họ sẽ không được bảo đảm như khi áp dụng các thủ tục
thông thường, vì họ sẽ được biết rằng trong khoảng thời hạn rất ngắn của thủ tục
này, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ giải quyết tất cả những vấn đề của vụ án có
liên quan đến quyền lợi của họ để nếu không đồng ý hoặc đồng ý với quyết định
áp dụng thủ tục tố tụng này, họ có thể thực hiện quyền khiếu nại hay không khiếu
nại đối với quyết định áp dụng này. Bên cạnh đó, khi được giải thích về quyền
và nghĩa vụ theo thủ tục rút gọn, họ sẽ sớm có thời gian chuẩn bị về tâm lí
cũng như những điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các cơ quan
tiến hành tố tụng. Vấn đề đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo là vấn đề rất
quan trọng không chỉ đặt ra trong các thủ tục tố tụng thông thường mà ngay cả ở
thủ tục đặc biệt này càng cần được đảm bảo. Muốn thực hiện được điều này cần bổ
sung vào khoản 2 Điều 320 quy định việc khi nhận được quyết định áp dụng thủ tục
rút gọn, cơ quan điều tra phải giải thích cho bị can, người đại diện hợp pháp của
họ các quy định của thủ tục rút gọn cũng như quyền và nghĩa vụ của bị can để họ
có thể thực hiện sớm các quyền của mình nhất là quyền lựa chọn người bào chữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét